Khi cầm quyển sách trên tay, những tên gọi như Nhà xuất bản, Đơn vị liên kết… và nhiều tên gọi khác mà không phải ai cũng hiểu. Hôm nay, Viết Sách sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu ý nghĩa của những tên gọi này nhé!

1. Nhà xuất bản

Đây là đơn vị nhà nước có quyền hạn cấp giấy phép xuất bản cho các quyển sách, nói một cách đơn giản thì như một bộ phận kiểm duyệt xem quyển sách có vi phạm thuần phong mỹ tục, ngôn ngữ có phù hợp hay hàm chứa nội dung vi phạm pháp luật hay không. Bạn đọc có thể dde64 dàng nhận ra trên bìa sách các tên nhà xuất bản như: NXB Trẻ, NXB Tri Thức, NXB Dân Trí, NXB Tổng hợp TPHCM, NXB Văn hóa Văn nghệ…

2. Đơn vị liên kết/ Công ty phát hành

Đây thường là những công ty tư nhân được quyền mua bán bản quyền tác phẩm, tổ chức dịch, biên tập, in ấn nhưng không có chức năng xuất bản. Các đơn vị này muốn xuất bản cũng phải gửi bản thảo qua nhà xuất bản để xin cấp phép. Cầm quyển sách trên tay chúng ta có thể thấy các logo với các thương hiệu sách như: Alphabooks, First News Trí Việt, Sài Gòn Books, Omega+, Thái Hà Books, Nhã Nam… thì đó chính là đơn vị liên kết/Công ty phát hành.

3. Giấy phép xuất bản

Một quyển sách được hoàn thiện muốn mang đi in thì phải gửi sang nhà xuất bản kiểm duyệt, khâu kiểm duyệt hoàn thành sẽ được cấp giấy phép xuất bản. Cho nên có thể hiểu giấy phép xuất bản như tờ giấy thông hành đã được duyệt về mặt nội dung cho một quyển sách. Trong giấy phép xuất bản sẽ ghi rõ thông tin của quyển sách, số trang, bìa, giá, số lượng in để kiểm soát… Và phải có giấy xuất bản này thì các công ty in mới được in, nếu không sẽ vi phạm luật xuất bản. Thường nhanh nhất khoảng một tuần là có giấy phép, còn muộn hơn thì tùy và giá xin giấy phép thường từ 1,5 triệu vnd. Thời hạn giấy phép xuất bản trong một năm, quá hạn thì giấy phép xem như hết hiệu lực.

4. Giấy phép phát hành

Là giấy phép được cấp sau khi quyển sách được in xong, duyệt thêm một lần nữa như một ấn phẩm hoàn chỉnh trước khi được đưa ra thị trường đến tay bạn đọc. Chưa có giấy phép phát hành mà bán trước đến bạn đọc nếu bị phát hiện sẽ phạt đến 20.000.000vnd.

5. Tái bản

Số lượng sách bạn xin trong giấy phép xuất bản, sau khi in và bán hết thì bắt buộc phải xin cấp phép tái bản. Nếu không xin phép mà tự ý đi in thì được xem như vi phạm luật xuất bản và sẽ bị phạt. Bạn đọc để ý, cá quyển sách sẽ có đề chữ Tái bản, Tái bản lần n… chính là như vậy.

6. Hợp đồng bản quyển

Là hợp đồng ký giữa đơn vị xuất bản với tác giả hoặc công ty đại diện được tác giả ủy quyền. Thường hợp đồng bản quyền có thời hạn từ 3-5 năm.

7. Lưu chiểu

Các quyển sách được in xong sau đó gửi lên Cục xuất bản xét duyệt lần cuối để chính thức được phát hành, sách sẽ được lưu lại như bản mẫu để sau này đối chiếu (nếu cần) về việc bản bán ra có giống như những thông tin đã xin phép không.

8. Chịu trách nhiệm nội dung

Là người duyệt qua nội dung của quyển sách, thường là biên tập viên của nhà xuất bản được ghi tên tại đây.

9. Chịu trách nhiệm xuất bản

Thường là Giám đốc nhà xuất bản sẽ được ghi tên vào mục này.

Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian đọc qua.

Vietsach.vn

Thông tin liên hệ Viết Sách – Dịch vụ viết sách chuyên nghiệp:
DT: 0903746399 (Mr. Trần Lâm)
Email: ladintran@gmail.com
Một số tên gọi trên quyển sách không phải ai cũng hiểu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *